Mua đất bằng giấy tờ tay có làm thủ tục chuyển quyền sử sử dụng đất được không?

Như vậy, ngoài các trường hợp trên thì nếu hợp đồng của bạn là hợp đồng tay không có xác nhận của chính quyền địa phương do đó không có hiệu lực.
Tôi có mua một miếng đất chỉ làm giấy tờ tay. Đất có giấy CNQSDĐ thuộc hộ gia đình. Hiện nay tôi muốn làm thủ tục nhưng mấy người con của ông chủ hộ không đồng ý cho ông bán nên không ký tên trên giấy Hợp đồng . Vậy nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi phải làm sao để làm thủ tục .

Xin chân thành cảm ơn

Kính gửi: Quý bạn đọc

Theo quy định của Pháp luật đất đai thì Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại khoản 1 điều 106 Luật Đất đai năm 2003 thì điều kiện để chuyển quyền sử dụng đất như sau:

– Đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy hợp đồng chuyển nhượng bằng tay là không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà khi có tranh chấp ra Tòa án thì có hướng xử ký khác nhau, ở đây bạn không nói rõ là bạn mua miếng đất bằng giấy tay đó từ năm nào, khi đó đã được cấp Giấy chứng nhận chưa, đã giao tiền và nhận đất chưa và trên Giấy tay đó thì gồm những ai đã ký (tất cả những người trong hộ hay chỉ có hai vợ chồng chủ hộ) vì theo quy định tại khoản 1 điều 11 Nghị định 84/2007/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định: “1. Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi là người nhận chuyển quyền) trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của bên chuyển quyền (không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển quyền) thì không phải thực hiện , người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 135 hoặc khoản 1 Điều 136 Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP”.

Theo quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 về hướng dẫn pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân, gia đình quy định:

2.3. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau này 15/10/1993

a. Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Theo qui định tại Điều 131, các điều từ Điều 705 đến Điều 707 và Điều 711 của Bộ luật Dân sự, khoản 2 Điều 3, Điều 30, Điều 31 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 1 Điều 127, khoản 1 Điều 146 của Luật Đất đai năm 2003, thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a.1. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự;

a.2. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện;

a.3. Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

a.4. Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003; a.5. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật;

a.6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền. b. Xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a gia tiểu mục 2.3 mục 2 này.

b.1. Đối với hợp đồng được giao kết trước ngày 01/7/2004 vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nhưng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, mà có phát sinh tranh chấp, nếu từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

b.2. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tại thời điểm giao kết vi phạm các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2, 3 mục 2 này, nhưng sau đó đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

b.3. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố…

và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và huỷ phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch.

Như vậy, ngoài các trường hợp trên thì nếu hợp đồng của bạn là hợp đồng tay không có xác nhận của chính quyền địa phương do đó không có hiệu lực. Đất đó cấp cho chủ hộ mà các con thuộc trong hộ đó mà không đồng ý ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn thì bạn không thể sang tên được. Số tiền bạn đã đưa cho chủ đất trước kia nếu có chứng cứ thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án đề nghị chủ đất trả lại.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *